Bối cảnh Chiến_dịch_Tây_Xuyên

Sau thất bại ở trận Xích Bích, ý định thống nhất Trung Quốc của Tào Tháo bị chặn lại, cục diện Tam Quốc bắt đầu được hình thành. Thế lực của quân phiệt Tôn Quyền được dịp bành trướng và đặc biệt là quân phiệt Lưu Bị đang nguy cấp được hồi sinh mạnh mẽ, cùng nhau đánh chiếm phần lớn Kinh châu từ tay Tào Tháo.

Trong chiến lược tranh bá thiên hạ của cả Lưu Bị và Tôn Quyền đều coi Ích châu của Lưu Chương là vùng đất phải lấy. Những người vạch chiến lược như Gia Cát Lượng bên Lưu BịLỗ Túc, Chu Du bên Tôn Quyền đều đề nghị chủ mình phải chiếm được Ích châu. Trong khi đó, Tào Tháo trước khi quan tâm tới vùng đất của Lưu Chương cần gấp rút giải quyết mối lo gần hơn và mạnh hơn là Mã SiêuHàn Toại ở Tây Lương và thực hiện chiến dịch Tây chinh. Còn lại Trương Lỗ ở Đông Xuyên là vùng đệm nằm giữa Mã Siêu với Lưu Chương, các quân phiệt Tào – Lưu – Tôn đều đặt ra mục tiêu thôn tính.

Trong nội bộ Ích châu, Lưu ChươngTrương Lỗ có thù. Ban đầu Trương Lỗ đồng mưu với cha Lưu Chương là Lưu Yên cùng ly khai triều đình nhà Hán, nhưng khi Lưu Yên chết thì Trương Lỗ không thần phục Lưu Chương nữa, Lưu Chương bèn giết gia quyến Trương Lỗ. Do Trương Lỗ muốn báo thù nên Lưu Chương luôn phải lo phòng chống.

Tại nội bộ Tây Xuyên lúc đó cũng có chia rẽ. Hàng ngũ quan lại Ích châu lúc đó vẫn chia làm 2 phe: những người đồng hương với cha con Lưu Yên, Lưu Chương từ Tràng An, Nam Dương phía đông tới gọi là "tập đoàn Đông châu" và những người Thục bản địa gọi là "tập đoàn Ích châu". Cha con Lưu Chương vốn ưu tiên địa vị cho những người thuộc tập đoàn Đông châu khiến những người Ích châu bản địa bất mãn[4].